Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng có những chức năng gì? Cục Hạ tầng kỹ thuật có những đơn vị trực thuộc nào?
Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng có những chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 997/QĐ-BXD năm 2013 quy định về vị trí, chức năng của Cục Hạ tầng kỹ thuật như sau:
Vị trí, chức năng
Cục Hạ tầng kỹ thuật là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ); kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật do Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Hạ tầng kỹ thuật có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Hạ tầng kỹ thuật thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao gồm:
(1) Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
(2) Quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;
(3) Chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị;
(4) Quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ);
(5) Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;
(6) Quản lý xây dựng ngầm đô thị;
(7) Quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;
(8) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật do Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng có những đơn vị trực thuộc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 997/QĐ-BXD năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Hạ tầng kỹ thuật như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục:
1. Các đơn vị trực thuộc:
1.1. Văn phòng;
1.2. Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật;
1.3. Phòng Quản lý cấp nước;
1.4. Phòng Quản lý thoát nước và xử lý nước thải;
1.5. Phòng Quản lý chất thải rắn;
1.6. Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật;
1.7. Ban quản lý dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật và Ban Quản lý dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật là các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật và các quy định của pháp luật.
Các đơn vị trực thuộc Cục có cấp trưởng, một số cấp phó và các công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Hạ tầng kỹ thuật có những đơn vị trực thuộc sau đây:
(1) Văn phòng;
(2) Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật;
(3) Phòng Quản lý cấp nước;
(4) Phòng Quản lý thoát nước và xử lý nước thải;
(5) Phòng Quản lý chất thải rắn;
(6) Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật;
(7) Ban quản lý dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Quyết định 997/QĐ-BXD năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
9. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
10. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
11. Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật được quyền:
11.1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;
11.2. Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;
11.3. Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Như vậy, theo quy định thì Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật được quyền:
(1) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;
(2) Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;
(3) Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?