Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp thực hiện những chức năng gì? Cục có những tổ chức trực thuộc nào?
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định tại Điều 1 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Chức năng
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật về các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật về các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành Tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung hạn, dài hạn về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
3. Chủ trì, phối hợp xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo phân công của Bộ trưởng để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.
4. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và quản lý sử dụng thống nhất biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
b) Giải quyết thủ tục xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam trình Bộ trưởng ký thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước; thông báo kết quả giải quyết hồ sơ về quốc tịch theo quy định;
c) Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
...
Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và quản lý sử dụng thống nhất biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
- Giải quyết thủ tục xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam trình Bộ trưởng ký thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước; thông báo kết quả giải quyết hồ sơ về quốc tịch theo quy định;
- Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có những tổ chức trực thuộc nào?
Các tổ chức trực thuộc Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 283/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Quản lý hộ tịch;
- Phòng Quản lý quốc tịch;
- Phòng Quản lý chứng thực.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
...
Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có những tổ chức trực thuộc sau đây:
- Văn phòng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
- Phòng Quản lý hộ tịch;
- Phòng Quản lý quốc tịch;
- Phòng Quản lý chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?