Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có tư cách pháp nhân không? Cục thực hiện quản lý nhà nước về những vấn đề gì?

Cho chị hỏi, Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có tư cách pháp nhân không? Cục thực hiện quản lý nhà nước về những vấn đề gì? Kinh phí hoạt động của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được bố trí từ đâu? Câu hỏi của chị Kim Mai tại Bình Phước.

Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có tư cách pháp nhân không? Cục thực hiện quản lý nhà nước về những vấn đề gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về vị trí và chức năng của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng.

Theo đó, Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về:

- Công tác chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy chế của cơ quan;

- Công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;

- Giải quyết các khiếu nại; giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;

- Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

cục kiểm tra 2

Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng (Hình từ Internet)

Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn gì theo quy định?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác kiểm tra nội bộ; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản theo nguyên tắc rủi ro và công tác kiểm soát tài sản, thu nhập tại các đơn vị, tổ chức trong cơ quan thuế các cấp theo quy định.
c) Xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ về kiểm tra nội bộ; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại; giải quyết tố cáo liên quan đến cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
2. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác kiểm tra nội bộ; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại; tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
3. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; việc thực hiện các nội quy, quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan thuế các cấp theo chương trình kế hoạch, hoặc theo yêu cầu đột xuất của cấp có thẩm quyền.
4. Tổ chức công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế theo quy định của pháp luật và thẩm quyền của Tổng cục Thuế.
5. Tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, xác minh, tổng hợp, báo cáo và các nội dung liên quan về công tác kiểm tra nội bộ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản theo nguyên tắc rủi ro và công tác kiểm soát tài sản, thu nhập tại các đơn vị, tổ chức trong cơ quan thuế các cấp theo quy định.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
7. Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành Thuế có hành vi vi phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ, nội quy, quy chế được phát hiện thông qua công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
8. Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đúc kết các dấu hiệu, hành vi tham nhũng của công chức, viên chức để đề xuất các biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả.
...

Như vậy, Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế các nhiệm vụ theo quy định cụ thể trên.

Kinh phí hoạt động của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được bố trí từ đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:

Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Thuế.
2. Kinh phí hoạt động của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được Tổng cục Thuế bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kinh phí hoạt động của Cục Kiểm tra nội bộ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được Tổng cục Thuế bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương?
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
4,065 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào