Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Kiểm tra sau thông quan có những chức năng gì?
- Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Kiểm tra sau thông quan có những chức năng gì?
- Lãnh đạo của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan gồm những ai?
- Cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những vấn đề gì?
Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Kiểm tra sau thông quan có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Như vậy, Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những công việc sau đây:
(1) Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên;
(2) Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Cục Kiểm tra sau thông quan có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Kiểm tra sau thông quan có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, lãnh đạo của Cục Kiểm tra sau thông quan gồm có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những vấn đề gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ của Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Nhiệm vụ
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Các đề án, chương trình, kế hoạch về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Giải quyết các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định:
a) Văn bản hướng dẫn quy chế, quy trình nghiệp vụ và các biện pháp tổ chức kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
b) Văn bản trả lời chính sách, chế độ, quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
c) Kiến nghị với các Bộ, ngành về giải quyết các vướng mắc liên quan đến kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
đ) Xử lý các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan;
e) Ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm.
3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các đề án chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên.
4. Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những vấn đề sau:
(1) Văn bản hướng dẫn quy chế, quy trình nghiệp vụ và các biện pháp tổ chức kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
(2) Văn bản trả lời chính sách, chế độ, quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
(3) Kiến nghị với các Bộ, ngành về giải quyết các vướng mắc liên quan đến kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
(4) Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
(5) Xử lý các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan;
(6) Ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?