Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn gì về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ hoạt động đối ngoại địa phương?
Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn gì về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ hoạt động đối ngoại địa phương?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ hoạt động đối ngoại địa phương theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013 như sau:
- Chủ trì, phối hợp tổ chức phổ biến, quán triệt, hỗ trợ, đôn đốc địa phương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại;
- Tham mưu, đề xuất nội dung và tổ chức định hướng công tác đối ngoại hàng năm cho địa phương; hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại của địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác địa phương hàng năm của Bộ; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kết quả các chương trình làm việc, các thỏa thuận và cam kết của Bộ đối với địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành Ngoại giao về chính trị, kinh tế, văn hóa, biên giới lãnh thổ và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Chủ trì tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị trong Bộ giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của địa phương liên quan đến hoạt động đối ngoại trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan ngoại vụ địa phương;
- Chủ trì xây dựng, thúc đẩy thực hiện cơ chế phối hợp công tác giữa Bộ và địa phương; tham mưu, đề xuất cải tiến cơ chế phối hợp công tác đối ngoại giữa các địa phương với nhau;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức hội nghị ngoại vụ, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác đối ngoại địa phương; tham mưu, đề xuất về việc tham dự các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn tại địa phương và tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các cơ quan ngoại vụ địa phương;
- Phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống Ngoại giao thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân địa phương đạt thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại.
Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao (Hình từ Internet)
Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng gì?
Chức năng của Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Ngoại vụ là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là địa phương); quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài và hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Cục Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là địa phương); quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài và hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Cục trưởng Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước ai đối với hoạt động của Cục?
Cục trưởng Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước ai đối với hoạt động của Cục, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 3088/QĐ-BNG năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục Ngoại vụ gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục theo sự phân công và ủy quyền của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
2. Cục Ngoại vụ có các đơn vị chuyên môn sau:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng địa phương;
c) Phòng Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Các Phòng quy định tại Khoản 2 Điều này có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của Bộ.
3. Cục trưởng Cục Ngoại vụ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Cục; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với quy chế làm việc của Bộ.
4. Biên chế cán bộ, công chức của Cục Ngoại vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở vị trí việc làm.
Theo đó, Cục trưởng Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Ngoại vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
- Tạm dừng bổ nhiệm tuyển dụng công chức từ 1/12/2024 đến khi nào theo thông tin mới nhất của Bộ Chính trị?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ý nghĩa? Tải về?