Cục Người có công nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung nào?
Cục Người có công có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 866/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cục Người có công là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Người có công có tên giao dịch quốc tế là Department of National Devotees, viết tắt là DOND.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Người có công có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Người có công (Hình từ Internet)
Cục Người có công nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung nào?
Cục Người có công nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 866/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cục Người có công có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ:
a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người có công;
b) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về người có công;
c) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực người có công;
d) Hướng dẫn thực hiện quy hoạch, thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công;
đ) Hướng dẫn thực hiện quy hoạch các công trình ghi công liệt sĩ. Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;
e) Cơ chế, chính sách về công tác chăm sóc người có công;
g) Hướng dẫn công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;
h) Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
3. Tổ chức cập nhật, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thống kê số lượng đối tượng người có công; hướng dẫn công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ người có công ở các địa phương, cơ sở.
4. Phối hợp quản lý, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương.
6. Tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công.
7. Quản lý các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công theo phân công của Bộ.
8. Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực được phân công.
9. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực người có công theo phân công của Bộ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Người có công nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung sau:
- Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người có công;
- Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về người có công;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực người có công;
- Hướng dẫn thực hiện quy hoạch, thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công;
- Hướng dẫn thực hiện quy hoạch các công trình ghi công liệt sĩ. Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;
- Cơ chế, chính sách về công tác chăm sóc người có công;
- Hướng dẫn công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;
- Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng.
Cục Người có công có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Cục Người có công có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 866/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục Người có công:
1. Cục Người có công có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
- Phòng Chính sách 1;
- Phòng Chính sách 2;
- Phòng Tuyên truyền - Thi đua;
- Phòng Hồ sơ - Thông tin liệt sĩ;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Người có công có tối đa 03 Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?