Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đặt trụ sở ở đâu? Cục trưởng chịu trách nhiệm trước ai?
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đặt trụ sở ở đâu?
Trụ sở chính của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử được quy định tại Điều 1 Quyết định 2518/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 25/12/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trên mạng, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng, dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 1 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 25/12/2023) quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đặt trụ sở ở thành phố Hà Nội.
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử được quy định tại Điều 2 Quyết định 2518/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 25/12/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
...
2. Trực tiếp tổ chức thực thi quản lý nhà nước:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án dự án thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; xác nhận thông báo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng; chấp thuận việc đăng, phát bài phát biểu trên phát thanh, truyền hình của Trung ương đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
...
3. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, các cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
...
4. Thực hiện công tác quản trị nội bộ:
a) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và chuyển đổi số hoạt động quản lý của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục;
b) Quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục; thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
c) Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao.
Theo đó, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 25/12/2023) về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử theo phân công của Bộ trưởng.
2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
4. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và trình Bộ trưởng cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình; sản xuất kênh chương trình phát thanh, truyền hình trong nước; biên tập kênh chương trình nước ngoài; cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; phát sóng quảng bá kênh truyền hình địa phương trên vệ tinh; thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử trên mạng, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền và các loại quyết định, giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật.
...
24. Quản lý về tổ chức, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.
25. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử chịu trách nhiệm trước ai?
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 2518/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 25/12/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trước đây vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 698/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 25/12/2023) quy định về Lãnh đạo Cục như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?