Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của những đối tượng nào?
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì?
Chức năng của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Phổ biến giáo dục pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Phổ biến giáo dục pháp luật gồm những ai?
Lãnh đạo Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Cục:
- Văn phòng;
- Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phòng Tiếp cận pháp luật và Hòa giải ở cơ sở.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
...
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Cục Phổ biến giáo dục pháp luật gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của những đối tượng nào?
Nhiệm vụ của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 2 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
5. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
6. Hướng dẫn chuyên môn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
7. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
8. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
9. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; trình Bộ trưởng quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương theo quy định của pháp luật.
10. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức các hoạt động truyền thông chính sách trong xây dựng, thực hiện và hoàn thiện chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
Như vậy, theo quy định, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của:
(1) Báo cáo viên pháp luật;
(2) Tuyên truyền viên pháp luật;
(3) Hòa giải viên ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?