Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân hay không? Cục Phòng chống HIV/AIDS hoạt động theo cơ chế nào?
Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân hay không? Cục Phòng chống HIV/AIDS hoạt động theo cơ chế nào? (Hình từ Internet)
Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và chủ trì tổ chức các nội dung nào?
Nhiệm vụ của Cục Phòng chống HIV/AIDS được quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
5. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế làm thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; tham mưu cho Bộ trưởng trong việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
6. Quản lý, chỉ đạo và chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung sau:
a) Thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Dự phòng phơi nhiễm với HIV;
d) Tư vấn và xét nghiệm HIV;
đ) Giám sát dịch HIV/AIDS/STI, theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
e) Điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, đồng nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV, viêm gan C/HIV;
g) Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị nghiện chất ma túy khác theo quy định của pháp luật;
h) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính đối với các cơ sở thực hiện xét nghiệm HIV;
i) Biên tập, xuất bản, phát hành “Tạp chí AIDS và cộng đồng”.
...
Theo đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và chủ trì tổ chức các nội dung sau đây:
- Thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS;
- Can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV;
- Dự phòng phơi nhiễm với HIV;
- Tư vấn và xét nghiệm HIV;
- Giám sát dịch HIV/AIDS/STI, theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, đồng nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV, viêm gan C/HIV;
- Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị nghiện chất ma túy khác theo quy định của pháp luật;
- Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính đối với các cơ sở thực hiện xét nghiệm HIV;
- Biên tập, xuất bản, phát hành “Tạp chí AIDS và cộng đồng.
Cơ chế hoạt động của Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế như thế nào?
Cơ chế hoạt động của Cục Phòng chống HIV/AIDS quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục
Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức của Cục
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV;
c) Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV;
d) Phòng Điều trị HIV/AIDS;
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục:
- Tạp chí AIDS và cộng đồng;
- Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cơ chế hoạt động của Cục Phòng chống HIV/AIDS như sau:
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
-Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?