Cục Phòng vệ thương mại thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Cục Phòng vệ thương mại thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Cục Phòng vệ thương mại thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 2 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017. Trong đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Phòng vệ thương mại trong quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
* Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
- Thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật;
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ chính thức theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, theo dõi và rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
* Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
- Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại tại WTO, các Hiệp định thương mại và các tổ chức quốc tế khác;
- Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý vấn đề nền kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan;
- Chủ trì và/hoặc tham gia thảo luận, đàm phán vấn đề phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại, các Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam với các đối tác và các diễn đàn quốc tế khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại gồm những ai?
Tại Điều 4 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Phòng vệ thương mại có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Căn cứ quy định trên thì Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng của Cục Phòng vệ thương mại sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Cục Phòng vệ thương mại có cơ cấu tổ chức thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 3 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 như sau:
* Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
- Văn phòng;
- Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp;
- Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ;
- Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài;
- Phòng Pháp chế.
* Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
Trung tâm Thông tin và Cảnh báo.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?