Cục Quản lý đường bộ có thuộc cơ quan quản lý đường bộ không? Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì trong việc bảo trì công trình đường bộ?
Cục Quản lý đường bộ có thuộc cơ quan quản lý đường bộ không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ (sau đây gọi chung là đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ).
Theo đó, Cục Quản lý đường bộ thuộc cơ quan quản lý đường bộ theo quy định pháp luật.
Công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì trong việc bảo trì công trình đường bộ?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
...
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;
c) Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
Như vậy, Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm như sau:
- Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
Khi bảo trì công trình đường bộ phải kiểm tra công trình đường bộ thông qua những nội dung nào?
Tại Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung bảo trì công trình đường bộ
1. Kiểm tra công trình đường bộ
a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết;
b) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
Theo đó, việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?