Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bình ổn giá? Biên chế của Cục do ai quyết định?
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính quy định tại Điều 1 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý giá là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý giá là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Quản lý giá là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bình ổn giá? Biên chế của Cục Quản lý giá do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bình ổn giá?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về bình ổn giá
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền:
- Quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; chủ trương và các biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn điều kiện thực hiện và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
- Điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục mặt hàng được lập Quỹ bình ổn giá.
b) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
- Hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
- Thông báo danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá tại Bộ Tài chính; hướng dẫn và giám sát thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ ngành liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ các biện pháp điều hành giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ.
...
Theo đó, trong công tác bình ổn giá, Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền:
+ Quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; chủ trương và các biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn điều kiện thực hiện và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
+ Điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục mặt hàng được lập Quỹ bình ổn giá.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
+ Hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá tại Bộ Tài chính; hướng dẫn và giám sát thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ ngành liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ các biện pháp điều hành giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ.
Biên chế của Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính do ai quy định?
Biên chế của Cục Quản lý giá được quy định tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
3. Cục Quản lý giá làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên.
Nhiệm vụ của Văn phòng, các Phòng do Cục trưởng Cục Quản lý giá quy định.
Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Cục Quản lý giá được bố trí kế toán trưởng tại các đơn vị dự toán theo quy định hiện hành của pháp luật và của Bộ Tài chính.
5. Biên chế của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo đó, biên chế của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?