Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại bao gồm những phòng ban nào?
- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có quyền lựa chọn tổ chức tín dụng để ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không?
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là “nợ công”); quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam; cho vay và viện trợ của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài; thực hiện vai trò đại diện Chính phủ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Department of Debt Management and External Finance (viết tắt là DMEF).
Như vậy, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại bao gồm những phòng ban nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được tổ chức thành 9 phòng, gồm:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro;
c) Phòng Kế toán nợ và Thống kê;
d) Phòng Quản lý dự án trung ương;
đ) Phòng Quản lý dự án địa phương;
e) Phòng Quản lý nợ đối với các Chính phủ nước ngoài (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ song phương);
g) Phòng Quản lý nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương (sau đây gọi là Phòng Quản lý nợ đa phương);
h) Phòng Quản lý bảo lãnh Chính phủ và Vay thương mại;
i) Phòng Quản lý viện trợ.
Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Cục và các phòng thuộc Cục do Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại quy định.
2. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại bao gồm:
(1) Văn phòng Cục;
(2) Phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro;
(3) Phòng Kế toán nợ và Thống kê;
(4) Phòng Quản lý dự án trung ương;
(5) Phòng Quản lý dự án địa phương;
(6) Phòng Quản lý nợ đối với các Chính phủ nước ngoài;
(7) Phòng Quản lý nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương;
(8) Phòng Quản lý bảo lãnh Chính phủ và Vay thương mại;
(9) Phòng Quản lý viện trợ.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có quyền lựa chọn tổ chức tín dụng để ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về quản lý vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia:
...
h) Xây dựng hạn mức vay về cho vay lại 05 năm và hàng năm báo cáo Bộ Tài chính để trình Chính phủ quyết định; giám sát việc thực hiện hạn mức vay về cho vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc để trình cấp có thẩm quyền quyết định cơ chế tài chính áp dụng đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ, các điều kiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với các chương trình, dự án thuộc đối tượng vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
k) Lựa chọn Ngân hàng chính sách hoặc tổ chức tín dụng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; tổ chức việc cho vay lại trong nước và theo dõi đôn đốc việc thu hồi vốn cho vay lại;
l) Chủ trì thẩm định hoặc tổng hợp kết quả thẩm định cho vay lại trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc cho vay lại;
m) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch sử dụng vốn vay nước ngoài hằng năm (đối với cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ); tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về kế hoạch tài chính hàng năm (vốn nước ngoài và vốn đối ứng) của các chương trình, dự án vay vốn nước ngoài;
...
Như vậy, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được quyền lựa chọn tổ chức tín dụng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?