Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có những chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có những chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 Vị trí và chức năng của Cục Quản lý rủi ro như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý rủi ro là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2. Cục Quản lý rủi ro có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những công việc sau đây:
(1) Tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan;
(2) Tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan;
(3) Xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí;
(4) Quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có những chức năng gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 quy định về lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Quản lý rủi ro có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Quản lý rủi ro thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro gồm có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục;
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan có được ban hành tiêu chí quản lý rủi ro không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 1386/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý rủi ro như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; đề án, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thập, xử lý thông tin hải quan; đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan;
b) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định khác liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Ban hành Bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
a) Các văn bản quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn về thu thập, xử lý thông tin hải quan, thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan;
b) Ban hành tiêu chí quản lý rủi ro theo phân cấp của Bộ Tài chính và bộ chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Các chương trình, kế hoạch, chuyên đề về thu thập, xử lý thông tin hải quan, kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan.
3. Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin hải quan, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Quản lý rủi ro không có quyền ban hành mà chỉ có quyền trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành tiêu chí quản lý rủi ro theo phân cấp của Bộ Tài chính và bộ chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?