Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Cục Thống kê cấp tỉnh do Tổng cục Thống kê ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thống kê) là cơ quan thuộc Tổng cục Thống kê, thực hiện chức năng tổ chức, điều phối các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành phố; tổ chức các hoạt động thống kê; cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh là Cục Thống kê cấp tỉnh, là cơ quan thuộc Tổng cục Thống kê.
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chức năng sau:
+ Tổ chức, điều phối các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao;
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn thành phố;
+ Tổ chức các hoạt động thống kê;
+ Cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020.
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc 2 cấp theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất:
1. Cơ quan Cục Thống kê gồm 5 phòng, như sau:
a) Phòng Thống kê Tổng hợp;
b) Phòng Thống kê Kinh tế;
c) Phòng Thống kê Xã hội;
d) Phòng Thu thập Thông tin thống kê;
đ) Phòng Tổ chức - Hành chính.
Phòng thuộc Cục Thống kê có từ 4 công chức trở xuống có Trưởng phòng; Phòng có từ 5 đến 7 công chức có Trưởng phòng và 1 Phó Trưởng phòng; Phòng có từ 8 công chức trở lên có Trưởng phòng và 2 Phó Trưởng phòng. Riêng Phòng Tổ chức - Hành chính gồm công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
2. Chi cục Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê) thuộc Cục Thống kê.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục Thống kê; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thống kê.
Cơ quan Cục Thống kê gồm 5 phòng, như sau:
+ Phòng Thống kê Tổng hợp;
+ Phòng Thống kê Kinh tế;
+ Phòng Thống kê Xã hội;
+ Phòng Thu thập Thông tin thống kê;
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
Lãnh đạo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh gồm có những ai?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020 quy định về lãnh đạo Cục Thống kê như sau:
Lãnh đạo Cục Thống kê
1. Cục Thống kê có Cục trưởng và không quá 2 Phó Cục trưởng. Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh có Cục trưởng và không quá 3 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác và khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng là người đứng đầu Cục Thống kê, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Cục Thống kê. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Như vậy, Cục Thống kê có Cục trưởng và không quá 2 Phó Cục trưởng. Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh có Cục trưởng và không quá 3 Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?