Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm trước ai? Bộ máy giúp việc Cục trưởng được quy định thế nào?
Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm trước ai?
Theo Điều 4 Quyết định 185/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ quy định trên Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 185/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Quản lý, giám sát kế toán doanh nghiệp;
c) Phòng Quản lý, giám sát kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính;
d) Phòng Quản lý, giám sát kế toán nhà nước;
đ) Phòng Quản lý, giám sát kiểm toán.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng/Văn phòng do Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán quy định.
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo đó, bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Quản lý, giám sát kế toán doanh nghiệp;
- Phòng Quản lý, giám sát kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính;
- Phòng Quản lý, giám sát kế toán nhà nước;
- Phòng Quản lý, giám sát kiểm toán.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng/Văn phòng do Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán quy định.
Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Hình từ Internet)
Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính những vấn đề nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quyết định 185/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, kiểm toán; nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ, chính sách về hoạt động kế toán, kiểm toán; chiến lược, chính sách phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán, người có chứng chỉ kế toán viên, kế toán viên hành nghề, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề; tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
...
Căn cứ quy định trên Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung sau đây:
(1) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, kiểm toán;
- Nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ, chính sách về hoạt động kế toán, kiểm toán;
- Chiến lược, chính sách phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán.
(2) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền ban hành:
- Tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán, người có chứng chỉ kế toán viên, kế toán viên hành nghề, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
- Tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên excel? Tải về Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chi tiết nhất?
- Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định thế nào? Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không?
- Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
- Tín hiệu đèn giao thông là gì? Tín hiệu đèn giao thông có tác dụng gì? 3 màu đèn giao thông có ý nghĩa gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?