Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh không? Giết mổ gà bị H5N1 trái luật bị phạt bao nhiêu?
Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ mục 3 của Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Như vậy, bệnh cúm gia cầm (bao gồm Cúm gà H5N1) là một trong những nhóm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh không? Giết mổ gà bị H5N1 trái luật bị phạt bao nhiêu? (hình từ Internet)
Trang trại giết mổ gà bị bệnh Cúm gà H5N1 để bán có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
10. Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y.
11. Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
12. Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
13. Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh nguy hiểm trên loài động vật mẫn cảm với bệnh dịch đó.
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
...
Chiếu theo quy định này, ngoài các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên, trang trại nuôi gà không được phép giết mổ gà bị bệnh Cúm gà H5N1 để bán, hay nói cách khác việc giết mổ gà bị Cúm H5N1 là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý.
Trang trại giết mổ gà bị bệnh Cúm gà H5N1 để bán bị phạt hành chính bao nhiêu?
Tại điểm b khoản 9, khoản 12 và khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bới điểm b và điểm c khoản 8 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.
...
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9 và khoản 11 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều này
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này. Trong trường hợp kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu buộc phải tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
c) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này.
...
Đối chiếu với quy định này, trang trại giết mổ gà bị bệnh Cúm gà H5N1 để bán sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân là chủ trang trại chăn nuôi gà vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức xử lý hành chính sẽ gấp hai lần với cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra trang trại vi phạm quy định này còn đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng và buộc tiêu hủy số gà và những sản phẩm từ gà bị bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?