Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có phải là ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện hay không?
- Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có phải là ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện hay không?
- Để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì yêu cầu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
- Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước để cung cấp trên các gói dịch vụ hay không?
Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có phải là ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện hay không?
Căn cứ tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020:
122 | Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm |
123 | Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội |
124 | Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet |
125 | Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền |
126 | Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp |
127 | Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài |
128 | Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet |
129 | Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền |
Như vậy, cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định.
Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có phải là ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện hay không? (HÌnh từ Internet)
Để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì yêu cầu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP về cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Điều kiện cấp Giấy phép:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
c) Có Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông đó đối với dịch vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; có xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định để cung cấp dịch vụ đến thuê bao đối với dịch vụ quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
d) Có các phương án: Bố trí nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 2 (hai) năm đầu tiên; văn bản chứng minh vốn điều lệ hoặc văn bản giá trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán;
đ) Có phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài tập trung ở một địa điểm, trừ các kênh chương trình thuộc danh mục kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương, gồm: Thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý tín hiệu, thiết bị kết nối đến mạng truyền dẫn, thiết bị quản lý dịch vụ, quản lý thuê bao và bảo vệ nội dung;
e) Có phương án áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phù hợp quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn an ninh thông tin; xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật bảo đảm tính liên tục của dịch vụ và quyền lợi của thuê bao;
g) Có dự kiến danh mục kênh chương trình trong nước (trừ các kênh chương trình quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này), kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung;
h) Có văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình phù hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Như vậy, để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng các điều kiện còn lại nêu trên.
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước để cung cấp trên các gói dịch vụ hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Quyền của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ;
b) Được sử dụng thiết bị chuyên dụng để cài đặt tên, biểu tượng nhận dạng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình của các gói dịch vụ phù hợp quy định tại Điều 23 Nghị định này;
c) Được chủ động lựa chọn đơn vị có mạng viễn thông phù hợp để cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không có mạng viễn thông;
d) Được áp dụng công nghệ kỹ thuật phù hợp với loại hình dịch vụ để cung cấp tính năng tùy chọn ngôn ngữ Tiếng Việt bằng âm thanh hoặc phụ đề do đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chương trình, kênh chương trình nước ngoài thực hiện.
Như vậy, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước để cung cấp trên các gói dịch vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?