Cúng giao thừa ở đâu? Cúng giao thừa là gì? Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ bắn pháo hoa ở đâu?
Cúng giao thừa ở đâu? Cúng giao thừa là gì? Đêm giao thừa là ngày mấy dương lịch?
Cúng giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ tịch, là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt Nam. Lễ này mang ý nghĩa trừ khử những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ, đồng thời cầu mong một năm mới an lành và hạnh phúc.
Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (thường từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Nghi thức cúng diễn ra tại bàn thờ gia tiên trong nhà và ngoài trời. Gia chủ sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ để dâng lên, thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và tổ tiên.
Theo lịch vạn niên, đêm giao thừa năm 2025 nhằm tức 29 Tết Âm lịch Ất Tỵ rơi vào ngày 28/1/2025 dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cúng giao thừa ở đâu? Cúng giao thừa là gì? Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ bắn pháo hoa ở đâu? (Hình từ Internet)
Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ bắn pháo hoa ở đâu?
Bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo đó, đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ bắn pháo hoa tại các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế (*) tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
(*) Lưu ý: Theo Nghị quyết 175/2024/QH15 từ 01/01/2025, Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Có bắt buộc treo cờ Tết Âm lịch Ất Tỵ? Những cá nhân, hộ gia đình nào phải thực hiện treo cờ Tết Âm lịch Ất Tỵ?
Treo quốc kỳ được quy định tại Mục II Điều lệ 974-TTg năm 1956 quy định cụ thể như sau:
KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
3) Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
Theo quy định trên, Tết Âm lịch Ất Tỵ cá nhân, hộ gia đình Việt Nam phải treo cờ Tổ quốc ở ngoài nhà.
Hướng dẫn treo Quốc kỳ ngày Tết Âm lịch Ất Tỵ:
1) Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
2) Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
3) Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
4) Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
5) Treo cờ và ảnh: Trường hợp treo ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?