Cùng một nội dung khiếu nại thì người ủy quyền có được ủy quyền khiếu nại cho bao nhiêu người thực hiện?
Cùng một nội dung khiếu nại thì người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho bao nhiêu người thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP về đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau:
Đại diện thực hiện việc khiếu nại
1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện.
Theo đó, cùng một nội dung khiếu nại thì người ủy quyền chỉ được ủy quyền khiếu nại cho một người thực hiện.
Cùng một nội dung khiếu nại thì người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho bao nhiêu người thực hiện? (Hình từ Internet).
Đại diện trình bày nội dung khiếu nại khi có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung là ai?
Cử đại diện trình bày khi có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung được quy định tại Điều 6 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
Cử đại diện trình bày khi có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung
1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.
2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người khiếu nại thì cử không quá 02 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 11 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người đại diện.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.
Theo đó, việc cử đại diện được thực hiện như sau:
- Trường hợp có từ 05 đến 10 người khiếu nại thì cử không quá 02 người đại diện;
- Trường hợp có từ 11 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người đại diện.
Văn bản cử người đại diện khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về văn bản cử người đại diện như sau:
Văn bản cử người đại diện
1. Việc cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 8 của Luật Khiếu nại và được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ, tên, địa chỉ của đại diện người khiếu nại;
c) Nội dung, phạm vi được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đại diện của mình.
Như vậy, theo quy định này, văn bản cử người đại diện khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại phải có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Họ, tên, địa chỉ của đại diện người khiếu nại;
- Nội dung, phạm vi được đại diện;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?