Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ chay hay mặn? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chay, mặn có gì? Cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý điều gì?
- Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ chay hay mặn? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chay, mặn có gì? Thờ cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là hoạt động tín ngưỡng đúng không?
- Ai có quyền cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ? Cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý điều gì?
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định ra sao?
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ chay hay mặn? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chay, mặn có gì? Thờ cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là hoạt động tín ngưỡng đúng không?
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường cúng mâm cơm, hoa quả để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong một năm tốt đẹp.
Cúng Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 chay hay mặn?
Tùy vào phong tục từng gia đình và điều kiện thực tế thì ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Thông thường, việc cúng chay để thể hiện sự thanh tịnh, hướng thiện, đặc biệt phù hợp với những gia đình theo đạo Phật hoặc có thói quen ăn chay ngày Rằm. Và việc cúng mặn, theo quan niệm dân gian, mâm cỗ mặn mang ý nghĩa đủ đầy, sung túc, thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên. |
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2025 chay, mặn có gì?
(1) Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng 2025 thường được cúng Phật, Thần linh, gia tiên, nếu cúng chay, mâm cỗ thường có các món thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hương vị. Gợi ý mâm cúng chay: - Xôi chè (xôi gấc, xôi đậu xanh, chè hoa cau, chè trôi nước) - Bánh chay (bánh trôi, bánh ít, bánh bao chay) - Canh rau củ (canh nấm hạt sen, canh rong biển, canh bí xanh) - Món xào (rau củ xào chay, miến xào nấm, đậu hũ xào sả ớt) - Đậu hũ kho, chả chay, giò chay - Nộm hoặc gỏi chay (nộm ngó sen, nộm rau củ) - Trái cây tươi (chuối, bưởi, cam, xoài) (2) Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2025 thường được dùng để cúng gia tiên, thần linh, nếu cúng mặn, mâm cỗ thường có các món truyền thống, đủ đầy tượng trưng cho sự sung túc cả năm. Gợi ý mâm cỗ mặn: - Gà luộc hoặc gà quay (có thể chặt nhỏ hoặc để nguyên con) - Bánh chưng, bánh tét - Giò chả (giò lụa, giò bò, chả quế) - Canh măng, canh bóng thả, canh gà hầm hạt sen - Xôi gấc, xôi đậu xanh - Nem rán, chả lá lốt - Rau củ luộc, nộm chua ngọt - Hoa quả tươi (chuối, bưởi, dưa hấu, thanh long |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng 2025 là hoạt động tín ngưỡng đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
Theo đó, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Như vậy, thờ cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng 2025 được xem là một trong các hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật.
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ chay hay mặn? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chay, mặn có gì? Cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ? Cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý điều gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, có thể thấy việc cúng Phật, tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng 2025 là quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, thực hành lễ nghi tín ngưỡng của mỗi người và được pháp luật cho phép, do đó, ai cũng có quyền cúng Phật, tổ tiên vào ngày này.
Tuy nhiên, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân cần phải lưu ý tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016).
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định ra sao?
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(2) Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/02/10/ram-thang-gieng-la-tet-nguyen-tieu-phai-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/080225/ram-thang-gieng-5.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/060225/ram-thang-gieng-9.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/le-cung-ram-thang-gieng-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ram-thang-gieng-cung-xoi-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTTY/cung-ram-thang-gieng-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/10022025/khung-gio-dep-cung-ram-thang-gieng-2025-tai-loc-ngay-dep-cung-ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/08022025/bai-cung-ta-dat-ram-thang-gieng-2025-chi-tiet-day-du-cung-dat-thang-2-ngay-nao-tot.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/10022025/stt-chuc-ngay-ram-thang-gieng-2025-binh-an-may-man-loi-chuc-ngay-ram-15-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/10022025/gio-hoang-dao-ram-thang-gieng-2025-tot-cung-ram-thang-gieng-may-gio-la-tot.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu Danh sách và kinh phí chi trả cho những người thôi việc do thực hiện tinh giản biên chế mới nhất?
- Lời chúc Valentine cho bạn trai, bạn gái 2025 ngọt ngào? Lời chúc Valentine 2025 ngắn gọn, ý nghĩa?
- Trẻ em dưới 07 tuổi phải có người lớn dắt khi đi qua đường đúng không? Người đi bộ phải tuân thủ quy định gì?
- Dự án nhóm A là dự án thuộc những tiêu chí nào theo Luật Đầu tư công mới nhất? Thẩm quyền quyết định dự án nhóm A do Bộ quản lý?
- Website đấu giá trực tuyến có được xem là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không?