Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ tư của công ty cổ phần được tổ chức khi nào và chỉ tiến hành khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ 4 của công ty cổ phần được tổ chức khi nào và chỉ tiến hành khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã đủ điều kiện tiến hành thì có được hoãn hay không?
- Cổ đông có được ủy quyền cho cá nhân khác tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ 4 của công ty cổ phần được tổ chức khi nào và chỉ tiến hành khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
...
Theo đó, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự đại diện trên 50% số phiếu biểu quyết. (Trừ Điều lệ công ty quy định khác)
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ hai.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện để tiến hành thì sẽ thông báo mời họp lần thứ 3.
Và cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ 3 sẽ không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Như vậy, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần chỉ được tổ chức lại lần thứ 3 trong trường hợp các cuộc họp trước không đủ điều kiện tiến hành. Do đó, trong mọi trường hợp Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần sẽ không tiến hành cuộc họp lần thứ 4.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ tư của công ty cổ phần được tổ chức khi nào và chỉ tiến hành khi có bao nhiêu thành viên dự họp? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã đủ điều kiện tiến hành thì có được hoãn hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
...
8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:
a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
b) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;
...
Theo đó, trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, khi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã đủ điều kiện tiến hành thì chủ tọa cuộc họp vẫn có thể hoãn cuộc họp trong những trường hợp sau:
(1) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
(2) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
(3) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.
Cổ đông có được ủy quyền cho cá nhân khác tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
...
2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
...
Như vậy, cổ đông có quyền ủy quyền cho cá nhân khác để tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Lưu ý:
- Việc ủy quyền phải lập thành văn bản và tuân thủ các quy định pháp luật về dân sự.
- Văn bản ủy quyền phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?