Cuộc họp kiểm điểm để công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật chỉ được tiến hành khi nào?
- Cuộc họp kiểm điểm để công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật chỉ được tiến hành khi nào?
- Thành phần cuộc họp kiểm điểm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan Bộ Tài chính bao gồm những ai?
- Biên bản cuộc họp kiểm điểm bắt buộc phải có những nội dung gì?
Cuộc họp kiểm điểm để công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về nguyên tắc họp kiểm điểm như sau:
Nguyên tắc họp kiểm điểm
1. Cuộc họp kiểm điểm chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
2. Tại các cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì có trách nhiệm giới thiệu thư ký cuộc họp và biểu quyết thông qua tại cuộc họp để ghi biên bản nội dung cuộc họp. Biên bản cuộc họp, trong đó phải kết luận được hành vi vi phạm, có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với người vi phạm và phải được thông qua tại cuộc họp trước khi kết thúc.
Biên bản và các tài liệu liên quan của cuộc họp kiểm điểm phải được tổng hợp gửi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật (trường hợp có Hội đồng kỷ luật) hoặc kèm theo tờ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật (trường hợp không có Hội đồng kỷ luật) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Như vậy, cuộc họp kiểm điểm để công chức tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
Cuộc họp kiểm điểm để công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Thành phần cuộc họp kiểm điểm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan Bộ Tài chính bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về thành phần cuộc họp kiểm điểm như sau:
Thành phần cuộc họp kiểm điểm
...
2. Đối với người vi phạm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Tại cơ quan Bộ Tài chính
- Trường hợp, người vi phạm là Lãnh đạo Vụ: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm:
+ Đối với đơn vị có đơn vị công tác cấu thành: Cán bộ chủ chốt của Vụ, trưởng Đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có);
+ Đối với đơn vị không có đơn vị công tác cấu thành: Toàn thể công chức của Vụ.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng (kể cả Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Vụ): Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Vụ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức của Phòng có người vi phạm (toàn thể viên chức trong Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục).
b) Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
- Trường hợp người vi phạm là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN): Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của Đơn vị, các trưởng Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện (nếu có).
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng và tương đương thuộc Đơn vị sự nghiệp: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo ĐVSN; thành phần cuộc họp gồm toàn thể viên chức thuộc Phòng và tương đương;
...
Như vậy, theo quy định thì thành phần cuộc họp kiểm điểm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan Bộ Tài chính bao gồm:
(1) Trường hợp, người vi phạm là Lãnh đạo Vụ: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm:
- Đối với đơn vị có đơn vị công tác cấu thành: Cán bộ chủ chốt của Vụ, trưởng Đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có);
- Đối với đơn vị không có đơn vị công tác cấu thành: Toàn thể công chức của Vụ.
(2) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng (kể cả Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Vụ): Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Vụ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức của Phòng có người vi phạm.
Biên bản cuộc họp kiểm điểm bắt buộc phải có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về nguyên tắc họp kiểm điểm như sau:
Nguyên tắc họp kiểm điểm
1. Cuộc họp kiểm điểm chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
2. Tại các cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì có trách nhiệm giới thiệu thư ký cuộc họp và biểu quyết thông qua tại cuộc họp để ghi biên bản nội dung cuộc họp. Biên bản cuộc họp, trong đó phải kết luận được hành vi vi phạm, có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với người vi phạm và phải được thông qua tại cuộc họp trước khi kết thúc.
Biên bản và các tài liệu liên quan của cuộc họp kiểm điểm phải được tổng hợp gửi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật (trường hợp có Hội đồng kỷ luật) hoặc kèm theo tờ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật (trường hợp không có Hội đồng kỷ luật) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Như vậy, theo quy định thì biên bản cuộc họp kiểm điểm, trong đó phải kết luận được hành vi vi phạm, có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đối với người vi phạm và phải được thông qua tại cuộc họp trước khi kết thúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không?
- Xe hết niên hạn sử dụng có giữ lại số biển số xe hay không? Biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe nào?
- Đang trong thời gian chờ nghỉ hưu trước tuổi có được miễn sinh hoạt Đảng? Đối tượng nào được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
- Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không?
- Xe máy đi nhầm vào đường cao tốc có bị phạt nguội không? Xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?