Cuộc họp Thường trực Chính phủ được tiến hành bao lâu một lần? Vấn đề, công việc họp của Thường trực Chính phủ là gì?
Cuộc họp Thường trực Chính phủ được tiến hành bao lâu một lần? Vấn đề, công việc họp của Thường trực Chính phủ là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cuộc họp Thường trực Chính phủ
1. Cuộc họp Thường trực Chính phủ cơ bản được tiến hành vào thứ Hai hằng tuần và khi cần thiết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm những vấn đề, công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thấy cần phải trao đổi trong tập thể lãnh đạo Chính phủ.
2. Vấn đề, công việc họp Thường trực Chính phủ gồm:
a) Các nội dung để báo cáo, thảo luận tại phiên họp Chính phủ;
b) Các dự án, đề án, báo cáo theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ;
c) Các vấn đề do Phó Thủ tướng Chính phủ đề xuất được Thủ tướng Chính phủ đồng ý;
d) Kết quả công tác tuần trước, kế hoạch công tác tuần tiếp theo và thời gian tới;
đ) Các vấn đề khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Để tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng cuộc họp, các nội dung trình họp Thường trực Chính phủ phải được chuẩn bị kỹ, có ý kiến tham gia đầy đủ của các cơ quan liên quan và đã được Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực họp hoặc cho ý kiến.
...
Như vậy, cuộc họp Thường trực Chính phủ cơ bản được tiến hành vào thứ Hai hằng tuần và khi cần thiết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm những vấn đề, công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thấy cần phải trao đổi trong tập thể lãnh đạo Chính phủ.
- Vấn đề, công việc họp Thường trực Chính phủ gồm:
+ Các nội dung để báo cáo, thảo luận tại phiên họp Chính phủ;
+ Các dự án, đề án, báo cáo theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ;
+ Các vấn đề do Phó Thủ tướng Chính phủ đề xuất được Thủ tướng Chính phủ đồng ý;
+ Kết quả công tác tuần trước, kế hoạch công tác tuần tiếp theo và thời gian tới;
+ Các vấn đề khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cuộc họp Thường trực Chính phủ được tiến hành bao lâu một lần?
(Hình từ Internet)
Thành phần dự cuộc họp Thường trực Chính phủ bao gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cuộc họp Thường trực Chính phủ
...
4. Thành phần dự cuộc họp Thường trực Chính phủ gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, trường hợp cử cấp phó dự thay thì phải báo cáo lý do và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ;
b) Các đại biểu khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
...
Thành phần tham dự cuộc họp Thường trực Chính phủ bao gồm:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, trường hợp cử cấp phó dự thay thì phải báo cáo lý do và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ;
- Các đại biểu khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Các loại công việc trình Thường trực Chính phủ là các loại công việc gì?
Căn cứ vào Điều 12 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự thảo văn bản).
2. Các đề án, báo cáo, văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, đề xuất khác.
3. Các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất.
Như vậy, các loại công việc trình Thường trực Chính phủ bao gồm:
- Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự thảo văn bản).
- Các đề án, báo cáo, văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, đề xuất khác.
- Các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất.
Hồ sơ trình Thường trực Chính phủ được thực hiện theo Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?