Cuộc họp toàn thể người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được tổ chức như thế nào? Cuộc họp do ai chủ trì?
- Người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc như thế nào?
- Cuộc họp toàn thể người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được tổ chức như thế nào? Cuộc họp do ai chủ trì?
- Người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo xin nghỉ phép phải có sự đồng ý của ai?
Người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức và người lao động
1. Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị và cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ. Đối với đơn vị có cấp phòng, chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng phụ trách, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp (nếu có) của người đứng đầu hoặc cấp phó của đơn vị.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn yêu cầu; tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc; có quyền giữ ý kiến riêng và thể hiện ý kiến đó trong tờ trình để người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó phụ trách nhiệm vụ xem xét, quyết định và chấp hành theo quyết định của người đứng đầu hoặc cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ. Công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, cấp phó của đơn vị phụ trách nhiệm vụ và trước pháp luật về tiến độ, nội dung, quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Trường hợp lãnh đạo Bộ yêu cầu làm việc trực tiếp thì công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để báo cáo. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó phụ trách trước và sau khi làm việc với lãnh đạo Bộ.
4. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác trong quá trình xử lý công việc cụ thể; báo cáo người đứng đầu đơn vị, cấp phó phụ trách quyết định đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trường hợp cần thiết, công chức, viên chức, người lao động có quyền đề nghị người đứng đầu đơn vị bổ sung nhân lực để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
5. Không có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với cá nhân, tổ chức trong quá trình xử lý công việc; không lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức hoặc có những thái độ, hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ.
6. Chấp hành quy định về kỷ luật lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ bảo mật; phòng chống cháy, nổ; giữ gìn trật tự, an toàn, vệ sinh cơ quan.
7. Trước khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người đứng đầu đơn vị (bao gồm cả tài sản và kinh phí nếu có). Nội dung bàn giao phải được thể hiện đầy đủ bằng biên bản và là một trong những căn cứ để cấp giấy thôi trả lương, hoàn tất hồ sơ cá nhân.
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định cụ thể trên.
Người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Cuộc họp toàn thể người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được tổ chức như thế nào? Cuộc họp do ai chủ trì?
Tại Điều 20 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Văn phòng có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ tổ chức họp toàn thể hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan Bộ để lãnh đạo Bộ thông báo tình hình cơ quan, các chủ trương của Bộ; trực tiếp giải đáp những vấn đề do cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đề xuất. Cuộc họp này có thể trùng với Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.
Cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan Bộ do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì.
2. Mỗi năm một lần vào đầu năm, cơ quan Bộ tổ chức Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan.
3. Việc họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong từng đơn vị do người đứng đầu đơn vị quyết định theo đúng quy định.
Theo đó, Văn phòng có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ tổ chức họp toàn thể hoặc đại biểu người lao động cơ quan Bộ để lãnh đạo Bộ thông báo tình hình cơ quan, các chủ trương của Bộ.
Đồng thời, trực tiếp giải đáp những vấn đề do người lao động đề xuất. Cuộc họp này có thể trùng với Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định dưới đây.
Cuộc họp toàn thể người lao động cơ quan Bộ do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì. Mỗi năm một lần vào đầu năm, cơ quan Bộ tổ chức Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể người lao động theo Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan.
Người lao động cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo xin nghỉ phép phải có sự đồng ý của ai?
Theo khoản 5 Điều 29 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng
1. Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ nghỉ phép một (01) ngày phải báo cáo và được Thứ trưởng phụ trách đồng ý, nghỉ phép từ hai (02) ngày trở lên phải báo cáo và được Bộ trưởng đồng ý.
2. Cấp phó của đơn vị nghỉ phép từ một (01) ngày phải có đơn đề nghị và được người đứng đầu đơn vị đồng ý.
3. Trưởng phòng/giám đốc (đối với đơn vị có phòng/trung tâm) nghỉ phép từ một (01) ngày phải có đơn đề nghị và được lãnh đạo đơn vị phụ trách đồng ý.
4. Phó trưởng phòng/phó giám đốc (đối với đơn vị có phòng/trung tâm) nghỉ phép từ một (01) ngày phải có đơn đề nghị và được trưởng phòng/giám đốc đồng ý.
5. Công chức, viên chức và người lao động hợp đồng nghỉ phép từ một (01) ngày phải có đơn đề nghị và được người đứng đầu đồng ý hoặc trưởng phòng/giám đốc (đối với đơn vị có phòng/trung tâm) đồng ý.
Các trường hợp cán bộ, công chức, lao động hợp đồng nghỉ đột xuất, vắng mặt tại cơ quan một (01) buổi, phải báo cáo xin phép người đứng đầu hoặc trưởng phòng (đối với đơn vị có phòng) dưới một trong các hình thức: Email, nhắn tin, điện thoại.
...
Theo đó, người lao động hợp đồng nghỉ phép từ 01 ngày phải có đơn đề nghị và được người đứng đầu đồng ý hoặc trưởng phòng/giám đốc (đối với đơn vị có phòng/trung tâm) đồng ý.
Các trường lao động hợp đồng nghỉ đột xuất, vắng mặt tại cơ quan 01 buổi, phải báo cáo xin phép người đứng đầu hoặc trưởng phòng (đối với đơn vị có phòng) dưới một trong các hình thức: Email, nhắn tin, điện thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?