Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Những cựu chiến binh nào được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế?
Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Và theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
...
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:
...
c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;...
Như vậy, dựa trên các quy định nêu trên thì người có công với cách mạng được lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh tại nhiều nơi khác nhau, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh.
Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Những cựu chiến binh nào được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế? (Hình từ Internet)
Mức hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước chi trả đối với cựu chiến binh là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định này;
...
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:
...
Như vậy, đối với cựu chiến binh được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế 100% các chi phí khám chữa bệnh.
Cựu chiến binh có những quyền lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 thì cựu chiến binh có những quyền lợi sau:
- Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
- Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.
- Cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.
- Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.
- Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025? Tải mẫu quyết định bổ nhiệm file word?
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?