Đa cấp biến tướng là gì? 06 hành vi bán hàng đa cấp mà tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm thực hiện?
Đa cấp biến tướng là gì? Dấu hiệu nhận biết đa cấp biến tướng?
Đa cấp biến tướng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Như vậy, kinh doanh theo phương thức đa cấp được pháp luật Việt Nam thừa nhận là hợp pháp và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, nhóm người đã sử dụng mô hình này với mục đích vụ lợi, họ tìm cách dụ dẫn người khác đưa tiền cho mình rồi tìm cách tháo chạy an toàn và mang theo số tiền đó. Hình thức kinh doanh đa cấp này được gọi là đa cấp biến tướng.
Đa cấp biến tướng là hình thức kinh doanh đa cấp bất hợp pháp, được ngụy trang dưới các hình thức kinh doanh khác nhằm lừa đảo người tham gia.
Dấu hiệu nhận biết đa cấp biến tướng?
- Yêu cầu nộp một khoản tiền lớn ban đầu để tham gia, thường được gọi là "phí đăng ký" hoặc "phí đầu tư"
- Hứa hẹn lợi nhuận cao một cách phi thực tế trong thời gian ngắn
- Thu nhập chủ yếu đến từ việc lôi kéo người khác tham gia, không phải từ việc bán sản phẩm
- Sản phẩm (nếu có) thường có giá cao bất thường so với thị trường hoặc chất lượng không rõ ràng
- Thường sử dụng các thuật ngữ như "đầu tư", "kinh doanh online", "kiếm tiền thụ động" để ngụy trang
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đa cấp biến tướng là gì? Dấu hiệu nhận biết đa cấp biến tướng? (hình từ internet)
06 hành vi bán hàng đa cấp mà tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm thực hiện?
Theo Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
...
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;
c) Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như là điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ;
b) Hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng số mà không công khai tiêu chí lựa chọn;
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là gì?
Theo Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP và sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP quy định tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
- Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động bán hàng đa cấp
- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;
- Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;
- Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
- Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
- Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Lưu ý: Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đó.
Xem thêm: Sales manager là gì? Bí quyết thành công trong vai trò quản lý bán hàng ra sao?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản giám sát công trình mới nhất? Công trình xây dựng phải được giám sát những nội dung nào?
- Mẫu nghị quyết chuyên đề của chi bộ về xây dựng nông thôn mới? Tải về file word mẫu nghị quyết?
- Mẫu Báo cáo khắc phục sau kiểm tra giám sát của chi bộ? Kiểm tra giám sát trong đảng là chức năng của ai?
- Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu loại thuế này là đối tượng nào? Người nộp thuế nhập khẩu có bao gồm người nhập cảnh?
- Chính sách việc làm công là gì? Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không?