Đã khai báo tạm vắng tại nơi thường trú thì có bị gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữa không?
Đã khai báo tạm vắng tại nơi thường trú thì có bị gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữa không?
Nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
Nghĩa vụ quân sự
...
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
...
Căn cứ trên quy định công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Nơi cư trú của công dân được quy định tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Theo đó, trường hợp công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã khai báo tạm vắng tại nơi thường trú thì tại địa phương nơi công dân thường trú vẫn được quyền gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp cả nơi tạm trú và nơi thường trú của công dân đều thực hiện việc gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì công dân chỉ cần đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại một nơi và cung cấp cho nơi còn lại biết giấy tờ xác định công dân đã thực hiện việc khám tuyển tại nơi kia.
Đã khai báo tạm vắng tại nơi thường trú thì có bị gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữa không? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung gì?
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Trước đây, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
2. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
...
Căn cứ trên quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung sau:
- Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024).
Trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
- Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
- Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024).
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
Độ tuổi gọi nhập ngũ được căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo đó, độ tuổi được gọi nhập ngũ theo quy định hiện nay là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
Trường hợp người đang học cao đẳng, đại học thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ và độ tuổi được gọi nhập ngũ sẽ kéo dãi đến hết 27 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?