Đã mang thai hơn 6 tháng thì có được mua thẻ bảo hiểm y tế để đi sinh không? Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện khi đi sinh con đúng tuyến là bao nhiêu?
Đã mang thai hơn 6 tháng thì có được mua thẻ bảo hiểm y tế để đi sinh không?
Căn cứ Điều 47 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ- BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:
“Điều 47. Quản lý và sử dụng thẻ BHYT
2.2. Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.”.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu theo hộ gia đình thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.
Trường hợp của bạn đang mang thai hơn 6 tháng. Hiện tại, bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì sau 30 ngày kể từ ngày bạn nộp tiền đóng bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế của bạn có giá trị sử dụng.
Khi đó bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con. Đồng thời, hiện nay không có quy định người đã mang thai không được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi mua sau thời điểm mang thai.
Do đó, khi thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thì bạn vẫn được thanh toán các chi phí theo đúng quy định.
Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính."
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở, với mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 972.000 đồng/năm.
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 680.400 đồng/năm.
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương 583.200 đồng/năm.
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương 486.000 đồng/năm.
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương 388.800 đồng/năm.
Trước đây, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở do nhà nước quy định hiện nay là 1.490.000 đồng theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023).
Do đó mức đóng bảo hiểm y tế của hộ gia đình sẽ được xác định như sau:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 805.000 đồng/năm.
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.500 đồng/năm.
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 483.000 đồng/năm.
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 402.500 đồng/năm.
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 322.000 đồng/năm.
Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện khi đi sinh con đi đúng tuyến
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức”.
Và khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
"Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;"
Theo đó, nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì khi bạn đi sinh đúng tuyến bạn sẽ được thanh toán 80% các chi phí trong phạm vi chi trả của thẻ bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?