Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng sau đó có giấy khám nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng sau đó phải tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo những loại hợp đồng nào?
- Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn bao lâu?
Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng sau đó phải tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Đồng thời, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
...
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Ngày mà người lao động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày người lao động nhập ngũ.
...
Theo đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 nêu trên.
Cụ thể, trong đó có một điều kiện là người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp anh chia sẻ, anh đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó anh lại nhận được giấy khám nghĩa vụ quân sự.
Trong trường hợp này, nếu anh khám nghĩa vụ quân sự nhưng không trúng tuyển thì vẫn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, nếu anh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì anh không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, thông tin để anh biết thêm đó là trong trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì cũng sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng sau đó phải tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (Hình từ Internet)
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo những loại hợp đồng nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
(1) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
(2) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
(3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Lưu ý: Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động nêu ở trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Việc làm 2013 như sau:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?