Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển vị trí công tác thì có phải thôi làm nhiệm vụ đại biểu không? Quyền miễn nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển sang một đơn vị khác nhưng vẫn còn cư trú tại địa phương thì có phải xin thôi làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển sang một đơn vị khác nhưng vẫn còn cư trú tại địa phương thì có được tiếp xúc với cử tri nơi mình được bầu cử không?
- Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định ra
- sao?
Đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển sang một đơn vị khác nhưng vẫn còn cư trú tại địa phương thì có phải xin thôi làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Tại khoản 1 Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
"Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố bị can thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân."
Như vậy điều kiện ở đây phải là ĐỒNG THỜI không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì mới xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Nếu hiện tại chuyển đổi vị trí công tác sang một đơn vị khác nhưng vẫn còn cư trú ở đơn vị đó thì không phải là điều kiện để thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu đó nếu có thể sắp xếp và hoàn thành công việc của mình thì vẫn có thể tiếp tục làm đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển vị trí công tác thì có phải thôi làm nhiệm vụ đại biểu không?
Đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển sang một đơn vị khác nhưng vẫn còn cư trú tại địa phương thì có được tiếp xúc với cử tri nơi mình được bầu cử không?
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (khoản này được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) có nêu về trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân là phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri như sau:
"Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
“1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.”.
2. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó."
Như vậy, việc đại biểu chuyển sang một đơn vị khác nhưng vẫn cư trú tại địa phương thì vẫn được tiếp tục hoạt động tại đơn vị nơi họ được bầu cử.
Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định ra
sao?
Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 100 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
"Điều 100. Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định."
Như vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân có các quyền miễn trừ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?