Đại biểu Hội đồng nhân dân có được quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hay không?
Đại biểu Hội đồng nhân dân có được quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hay không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này.
2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.
3. Trình tự, thủ tục chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 69 của Luật này và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc có thể gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
Đại biểu Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát những hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
c) Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát.
Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát các hoạt động sau đây:
- Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015;
- Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Kế hoạch tổ chức chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Chậm nhất là 12 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm, phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấn, kế hoạch được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan hữu quan và người bị chất vấn. Kế hoạch chất vấn nêu rõ nhóm vấn đề chất vấn, các nội dung có liên quan, người bị chất vấn, thời gian, địa điểm tổ chức chất vấn, thành phần tham dự.
3. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình phiên chất vấn để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Chương trình phiên chất vấn được thông báo đến đại biểu Hội đồng nhân dân để tham dự, đồng thời gửi đến người bị chất vấn chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên chất vấn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?