Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gửi chương trình giám sát năm sau của mình chậm nhất là ngày bao nhiêu?
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gửi chương trình giám sát năm sau chậm nhất là ngày bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định như sau:
Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chậm nhất là ngày 01 tháng 12 hằng năm, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến chương trình giám sát năm sau của mình (nếu có) gửi đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân qua Tổ trưởng; đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì gửi Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, điều hòa chương trình giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân để đảm bảo hoạt động giám sát của các đại biểu không bị trùng lặp về nội dung, đối tượng giám sát.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được mời.
3. Khi xét thấy cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi văn bản kiến nghị Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp tổ chức giám sát các vụ việc nổi cộm, bức xúc trên địa bàn.
4. Báo cáo về hoạt động giám sát hằng năm và các hoạt động giám sát khác của đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu có) được gửi về Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân để tổng hợp, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Theo đó, chậm nhất là ngày 01 tháng 12 hằng năm, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến chương trình giám sát năm sau của mình (nếu có) gửi đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân qua Tổ trưởng. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì gửi Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát thông qua những hoạt động gì?
Tại Điều 83 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
c) Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ thực hiện giám sát thông các hoạt động sau đây:
- Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015;
- Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ gì khi giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 thì đại biểu Hội đồng nhân dân phải thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương.
Khi tiến hành giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm;
Trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;
- Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?