Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân trong các trường hợp nào? Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thực hiện ra sao?
- Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân trong các trường hợp nào?
- Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thực hiện ra sao?
- Lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thông báo cho đại biểu Quốc hội biết trong thời hạn thế nào?
- Trong kỳ họp Quốc hội thì có tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, phản ánh với đại biểu Quốc hội không?
Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có quy định các trường hợp đại biểu Quốc hội tiếp công dân gồm có:
- Theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội;
- Công dân trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội yêu cầu được gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc khi đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thực hiện ra sao?
Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thực hiện tại các địa điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 cụ thể:
- Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh) nơi đại biểu Quốc hội ứng cử;
- Nơi tiếp công dân khác do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì thực hiện việc tiếp công dân ở nơi chuyển đến.
Đồng thời tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có quy định như sau:
- Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm dự kiến lịch tiếp công dân chung của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn trình Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội xem xét quyết định;
- Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố.
Trường hợp không thể tham gia tiếp công dân theo lịch đã được công bố, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân.
- Trường hợp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân; trường hợp chưa thể tiếp công dân được thì đại biểu Quốc hội yêu cầu Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội cử người nhận đơn hoặc hẹn tiếp công dân vào thời gian thích hợp.
Lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thông báo cho đại biểu Quốc hội biết trong thời hạn thế nào?
Tại Điều 22 Luật Tiếp công dân 2013 có quy định như sau:
Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc nơi tiếp công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc khi thấy cần thiết.
Lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thông báo cho đại biểu Quốc hội biết chậm nhất là 10 ngày làm việc, trước ngày có lịch tiếp. Trường hợp không thể tham gia tiếp công dân theo lịch đã được thông báo, đại biểu Quốc hội báo cáo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày có lịch tiếp.
2. Khi công dân có yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân; trường hợp chưa thể tiếp công dân được thì đại biểu Quốc hội cử người nhận đơn hoặc hẹn tiếp công dân vào thời gian thích hợp.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân; giúp đại biểu Quốc hội chuyển đơn và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định trên thì lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thông báo cho đại biểu Quốc hội biết chậm nhất là 10 ngày làm việc, trước ngày có lịch tiếp.
Trong kỳ họp Quốc hội thì có tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, phản ánh với đại biểu Quốc hội không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị Quyết 759/2014/UBTVQH13 có quy định như sau:
Tiếp công dân trong kỳ họp Quốc hội
1. Ban dân nguyện xây dựng kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong thời gian kỳ họp Quốc hội.
2. Trong thời gian kỳ họp Quốc hội, khi cần thiết, được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội, Ban dân nguyện mời đại diện Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban công tác đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp công dân.
Theo đó thì Ban dân nguyện sẽ xây dựng kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với đại biểu Quốc hội trong thời gian kỳ họp Quốc hội.
Trong thời gian kỳ họp Quốc hội, khi cần thiết, được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội, Ban dân nguyện mời đại biểu Quốc hội tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?