Đại học vùng có được quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học cho các trường đại học thành viên không?
Đại học vùng có được quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học cho các trường đại học thành viên không?
Đại học vùng có được quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mở ngành đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học vùng quyết định mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ đối với các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc đại học vùng khi chưa đủ các điều kiện được tự chủ ra quyết định mở ngành theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học vùng.
Theo đó, đại học vùng quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với các đơn vị thành viên của đại học vùng, trong đó có trường đại học thành viên khi:
- Các đơn vị thành viên này chưa đủ các điều kiện được tự chủ ra quyết định mở ngành theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP;
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học vùng.
Đại học vùng được tự chủ ra quyết định mở ngành đào tạo cho trường đại học thành viên khi đáp ứng điều kiện gì?
Tại điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định sau:
1. Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn
…
e) Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung). ...
Cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì thực hiện mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đại học vùng được tự chủ ra quyết định mở ngành đào tạo cho trường đại học thành viên khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Theo đó, điều kiện để đại học vùng được mở ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm:
- Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế;
- Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu;
- Có chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 36 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành đào tạo; quy định trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo.
Đại học vùng được thực hiện quyền tự chủ khi đáp ứng điều kiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) thì điều kiện thực hiện quyền tự chủ của đại học vùng được quy định như sau:
- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?