Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông như thế nào?
- Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông như thế nào?
- Đại hội đồng cổ đông có được quyền xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho cổ đông công ty hay không?
- Công ty cổ phần được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông như thế nào?
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020 về chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
3. Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Theo đó, có thể thấy rằng pháp luật không quy định cụ thể về cách thức mà Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông.
Mặc dù vậy, có thể hiểu việc bổ sung các kiến nghị này thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Từ đó, có thể hiểu theo hướng Đại hội đồng cổ đông sẽ chấp thuận việc bổ sung các kiến nghị vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông khi có 50% tổng số cổ đông có quyền biểu quyết dự họp tán thành theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022.
Đại hội đồng cổ đông có được quyền xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho cổ đông công ty hay không?
Căn cứ tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
...
h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, Đại hội đồng cổ đông có được quyền xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho cổ đông công ty.
Công ty cổ phần được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 về công ty cổ phần như sau:
Theo đó, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Bên cạnh đó, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?