Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có phải là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam không?
- Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có phải là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam không?
- Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
- Nghị quyết của Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có giá trị khi nào?
- Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phải trình Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về những vấn đề nào?
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có phải là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam không?
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định tại Điều 12 Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) ban hành theo Quyết định 43/2003/QĐ/BNV năm 2003 như sau:
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội Ngân hàng gồm có:
- Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng;
- Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng.
Và theo Điều 13 Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) ban hành theo Quyết định 43/2003/QĐ/BNV năm 2003 như sau:
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng:
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng bao gồm toàn thể hội viên, là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng.
Theo đó, Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bao gồm toàn thể hội viên, là cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội Ngân hàng.
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Hình từ Internet)
Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được quy định tại Điều 14, 15 Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) ban hành theo Quyết định 43/2003/QĐ/BNV năm 2003 như sau:
* Hội nghị đầu nhiệm kỳ Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng có quyền và nhiệm vụ:
- Thông qua Báo cáo hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng nhiệm kỳ trước và quyết định các vấn đề cơ bản, phương hướng nhiệm vụ hoạt động của nhiệm kỳ tới.
- Quyết định các nguyên tắc lớn về thu chi tài chính của Hiệp hội Ngân hàng.
- Thông qua Điều lệ mới hoặc sửa đổi bổ sung Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng.
- Bầu Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng.
* Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm trước và quyết định chương trình hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng năm tới.
- Thông qua quyết toán thu chi tài chính năm trước và dự toán thu chi tài chính năm tới của Hiệp hội Ngân hàng.
- Bầu thành viên mới hoặc bãi miễn thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng.
- Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Nghị quyết của Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có giá trị khi nào?
Theo Điều 17 Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) ban hành theo Quyết định 43/2003/QĐ/BNV năm 2003 như sau:
Thể thức biểu quyết tại Hội đồng.
Hội nghị đầu nhiệm kỳ, Hội nghị thường niên và Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng biểu quyết theo đa số thành viên là hội viên chính thức và Nghị quyết của Hội nghị có giá trị khi 2/3 hội viên chính thức có mặt biểu quyết.
Như vậy, nghị quyết của Hội nghị bất thường của Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng biểu quyết theo đa số thành viên là hội viên chính thức và Nghị quyết của Hội nghị có giá trị khi 2/3 hội viên chính thức có mặt biểu quyết.
Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phải trình Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về những vấn đề nào?
Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phải trình Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về những vấn đề được quy định tại khoản 6 Điều 19 Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) ban hành theo Quyết định 43/2003/QĐ/BNV năm 2003 như sau:
Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng có quyền và nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội Ngân hàng, Nghị quyết của Đại hội đồng.
2. Bầu và miễn nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Tổng thư ký.
3. Quyết định biên chế và tổ chức bộ máy, lao động và chế độ tiền lương của Cơ quan thường trực Hiệp hội, các tổ chức trực thuộc; chế độ phụ cấp công vụ cho các thành viên Hội đồng Hiệp hội và Ban kiểm tra; mức lương khởi điểm các chức vụ lãnh đạo tại Cơ quan thường trực Hiệp hội; bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Tổng thư ký, các Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên môn của Cơ quan thường trực Hiệp hội và người đứng đầu các tổ chức trực thuộc;… theo đề nghị bằng văn bản của Tổng thư ký.
4. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng, Ban kiểm tra và Cơ quan thường trực Hiệp hội.
5. Báo cáo công tác và dự kiến phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ và hàng năm của Hiệp hội Ngân hàng.
6. Trình Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về dự toán thu chi tài chính; báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
7. Xét duyệt, quyết định kết nạp hoặc xóa tên hội viên.
8. Thông qua báo cáo cộng tác 6 tháng và báo cáo năm về hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng do Tổng thư ký trình.
Theo đó, Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phải trình Hội nghị thường niên Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng về dự toán thu chi tài chính; báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?