Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được tổ chức bao nhiêu năm 1 lần?
- Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được tổ chức bao nhiêu năm 1 lần?
- Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có thể biểu quyết bằng hình thức nào?
- Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những quyền hạn gì?
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được tổ chức bao nhiêu năm 1 lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
...
Đối chiếu quy định trên, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được tổ chức 5 năm 1 lần.
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được tổ chức bao nhiêu năm 1 lần? (Hình từ Internet)
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có thể biểu quyết bằng hình thức nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Đại hội
...
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Theo khoản 3 Điều 13 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Đại hội
...
2. Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ Hội; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội; đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
d) Quyết định số lượng và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
...
Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những nhiệm vụ:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới của Hội;
- Thảo luận và thông qua Điều lệ Hội; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội; đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
- Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
- Quyết định số lượng và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;
- Các nội dung khác (nếu có);
- Thông qua Nghị quyết Đại hội.
Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ trong nước và ngoài nước về lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình và các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
....
Như vậy, Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam có những quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?