Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội là gì?
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 12 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường trực.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn.
6. Các tổ chức thuộc Hội. Đối với tổ chức thuộc Hội có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
7. Hội hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ kinh tế miền núi ở các địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp là hội viên tổ chức.
Căn cứ từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 13 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 quy định về Đại hội như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Khi triệu tập Đại hội, Ban Chấp hành Hội phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời hội viên ít nhất trước 15 (mười lăm) ngày so với ngày dự kiến tổ chức Đại hội.
...
Theo quy định trên, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có nhiệm kỳ 05 năm.
Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi là gì?
Theo khoản 4 Điều 13 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội như sau:
Đại hội
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
...
Theo đó, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 4 Điều 13 nêu trên.
Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi biểu quyết theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Điều lệ Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi phê duyệt kèm theo Quyết định 2019/QĐ-BNV năm 2013 về nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội như sau:
Đại hội
...
5. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Riêng việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải ít nhất 2/3 (hai phần ba) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Như vậy, Đại hội nhiệm kỳ của Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi biểu quyết theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Và việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Riêng việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải ít nhất 2/3 (hai phần ba) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?