Đại hội thành viên hợp tác xã muốn tổ chức họp có phải thông qua sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã hay không?
Được phép tổ chức họp đại hội thành viên hợp tác xã trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012, việc triệu tập đại hội thành viên được quy định như sau:
“Điều 31. Triệu tập đại hội thành viên
1. Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập.
Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hội đồng quản trị triệu tập đại hội thành viên bất thường trong những trường hợp sau đây:
a) Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị;
b) Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;
c) Theo đề nghị của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
d) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên, hội đồng quản trị phải triệu tập đại hội thành viên bất thường.
3. Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thành viên bất thường hoặc quá 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thường niên thì ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập đại hội thành viên.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập mà không triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền triệu tập đại hội."
Theo đó, cuộc họp đại hội thành viên được triệu tập trong hai trường hợp:
- Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập.
- Đại hội thành viên bất thường được triệu tập khi thuộc một trong những trường hợp còn lại bởi các chủ thể nêu trên.
Đại hội thành viên hợp tác xã
Đại hội thành viên hợp tác xã muốn tổ chức họp có phải thông qua sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã hay không?
Trường hợp triệu tập cuộc họp đại hội đồng thành viên, ngoài quy định phải được sự chủ trì của những chủ thể nêu trên, đại hội thành viên hợp tác xã còn phải thỏa mãn điều kiện tại khoản 6 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
"...
6. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên.
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của đại hội thành viên được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên tham dự."
Theo đó, các quy định hiện hành tại Luật hợp tác xã 2012 không ghi nhận về việc tổ chức họp đại hội thành viên phải thông qua phê duyệt từ UBND cấp xã. Đồng thời, quy định tại khoản 6 Điều 31 Luật hợp tác xã 2012 hướng dẫn, đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự. Do đó, điều kiện tiến hành đại hội thành viên không bắt buộc được sự phê duyệt/cho phép của UBND cấp xã.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý hợp tác xã là gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý hợp tác xã như sau:
“Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn.
2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã trên địa bàn.
3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã.
4. Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
6. Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc; Tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia hợp tác xã.”
Theo đó UBND cấp xã có trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý, hỗ trợ, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã phát triển. Còn việc triển khai họp đại hội thành viên trong hợp tác xã là nội dung hoạt động trong nội bộ hợp tác xã. Như vậy, từ các căn cứ nêu trên, yêu cầu của chủ tịch UBND cấp xã là việc triệu tập cuộc họp đại hội thành viên hợp tác xã phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp xã là chưa phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?