Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được Ban Chấp hành Hiệp hội triệu tập bao lâu một lần?
- Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được Ban Chấp hành Hiệp hội triệu tập bao lâu một lần?
- Việc biểu quyết tại Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Hội viên nào được quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam?
Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam được Ban Chấp hành Hiệp hội triệu tập bao lâu một lần?
Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 12 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Đại hội nhiệm kỳ (đại hội toàn thể hội viên), đại hội thường niên và đại hội bất thường
1. Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, do Ban chấp hành triệu tập 2 năm/lần, có nhiệm vụ:
a) Thông qua báo cáo hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tới;
b) Thông qua báo cáo tài chính của Hiệp hội;
c) Quyết định lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm của hội viên;
d) Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của Hiệp hội;
e) Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban chấp hành;
f) Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra Hiệp hội.
2. Đại hội thường niên được tổ chức 1 năm một lần để tổng kết đánh giá hoạt động của Hiệp hội trong năm.
3. Đại hội bất thường được triệu tập theo Quyết định của Ban chấp hành.
Căn cứ trên quy định Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, do Ban chấp hành Hiệp hội triệu tập 2 năm một lần.
Bên cạnh đó, Đại hội toàn thể hội viên có nhiệm vụ:
- Thông qua báo cáo hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tới;
- Thông qua báo cáo tài chính của Hiệp hội;
- Quyết định lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm của hội viên;
- Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của Hiệp hội;
- Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban chấp hành;
- Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra Hiệp hội.
Việc biểu quyết tại Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội
1. Khi triệu tập Đại hội, Ban chấp hành phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời hội viên ít nhất 20 ngày trước ngày dự định họp.
2. Những nghị quyết của Đại hội được lấy biểu quyết theo đa số có mặt tại Đại hội.
Riêng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng sau đây thì phải được 2/3 số hội viên có mặt tán thành, và số đó phải quá 1/2 số hội viên của Hiệp hội:
a) Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ;
b) Bãi miễn một số thành viên trong Ban chấp hành;
c) Giải thể và thanh lý tài sản.
Theo đó, việc biểu quyết tại Đại hội toàn thể hội viên của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Khi triệu tập Đại hội, Ban chấp hành phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời hội viên ít nhất 20 ngày trước ngày dự định họp.
- Những nghị quyết của Đại hội được lấy biểu quyết theo đa số có mặt tại Đại hội.
Lưu ý: Riêng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng sau đây thì phải được 2/3 số hội viên có mặt tán thành, và số đó phải quá 1/2 số hội viên của Hiệp hội:
+ Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ;
+ Bãi miễn một số thành viên trong Ban chấp hành;
+ Giải thể và thanh lý tài sản.
Hội viên nào được quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam?
Theo khoản 3 và khoản 5 Điều 8 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Quyền hạn của Hội viên
1. Được đề đạt nguyện vọng thông qua Hiệp hội và được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động của mình phù hợp với nhiệm vụ của Hiệp hội;
2. Được Hiệp hội cung cấp thông tin, giúp đỡ hòa giải khi có tranh chấp, được tham gia các hình thức liên kết do Hiệp hội tổ chức;
3. Được dự Đại hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội cũng như của chi hội cơ sở; thảo luận, biểu quyết các nghị quyết của Hiệp hội, được phê bình chất vấn Ban thường vụ, Ban chấp hành về mọi chủ trương và hoạt động của Hiệp hội;
4. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên. Trong trường hợp này hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Ban thường vụ, và sẽ nhận được sự đồng ý của Ban thường vụ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của hội viên.
5. Hội viên danh dự và hội viên liên kết được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội và quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
Căn cứ quy định trên thì chỉ có hội viên chính thức mới có quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
Riêng hội viên danh dự và hội viên liên kết không được hưởng quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?