Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải bán tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được trong thời hạn nào?
- Việc bán tiền của nước có chung biên giới cho cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh được quy định thế nào?
- Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải bán tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được trong thời hạn nào?
- Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải thực hiện chế độ báo cáo với Ngân hàng nhà nước trong thời gian nào?
Việc bán tiền của nước có chung biên giới cho cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh được quy định thế nào?
Quy định bán tiền của nước có chung biên giới cho cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh tại Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-NHNN như sau:
Bán tiền của nước có chung biên giới cho cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh
Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới đặt tại khu vực chờ xuất cảnh ở cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính được bán tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt cho cá nhân nước ngoài đã làm xong thủ tục xuất cảnh theo các quy định sau đây:
1. Trường hợp bán tiền của nước có chung biên giới có giá trị tương đương từ 20.000.000 VND (Hai mươi triệu đồng Việt Nam) trở xuống, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới yêu cầu cá nhân xuất trình các giấy tờ xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh của người nước ngoài.
2. Trường hợp bán lại tiền của nước có chung biên giới có giá trị tương đương trên 20.000.000 VND (Hai mươi triệu đồng Việt Nam) cho cá nhân đã đổi tiền của nước có chung biên giới, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới yêu cầu cá nhân xuất trình giấy tờ xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh của người nước ngoài, hóa đơn (biên lai) đã đổi tiền có đóng dấu của tổ chức tín dụng được phép hoặc đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới. Hóa đơn (biên lai) đã đổi tiền chỉ có giá trị cho cá nhân sử dụng để mua lại tiền của nước có chung biên giới trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn (biên lai). Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải thu hồi hóa đơn (biên lai) đã đổi tiền của cá nhân trước đây.
Hạn mức tiền của nước có chung biên giới cá nhân được mua lại tối đa không quá số tiền đã đổi ghi trên hóa đơn (biên lai).
Theo đó, trường hợp bán tiền của nước có chung biên giới có giá trị tương đương từ 20.000.000 VND trở xuống thì đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới yêu cầu cá nhân xuất trình các giấy tờ xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh của người nước ngoài.
Trường hợp bán lại tiền của nước có chung biên giới có giá trị tương đương trên 20.000.000 VND thì đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới yêu cầu cá nhân xuất trình giấy tờ xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh của người nước ngoài, hóa đơn (biên lai) đã đổi tiền có đóng dấu của tổ chức tín dụng được phép hoặc đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới.
Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới (Hình từ Internet)
Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải bán tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được trong thời hạn nào?
Thời hạn bán tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được của đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới được quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2023/TT-NHNN như sau:
Thời hạn bán, mức tồn quỹ tiền của nước có chung biên giới
1. Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải bán toàn bộ số tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được (ngoài số tiền tồn quỹ được để lại) cho tổ chức tín dụng ủy quyền vào cuối mỗi ngày làm việc. Trong trường hợp địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cách xa tổ chức tín dụng ủy quyền, đi lại khó khăn thì tổ chức tín dụng ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế để thỏa thuận với tổ chức kinh tế về thời hạn bán số tiền mặt mua được nhưng tối đa không quá 07 ngày làm việc.
2. Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới được tồn quỹ hàng ngày một số lượng tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng ủy quyền với tổ chức kinh tế nhưng tối đa tương đương không quá 40.000.000 VND (Bốn mươi triệu đồng Việt Nam) để phục vụ hoạt động đổi tiền của nước có chung biên giới. Trường hợp có nhu cầu tăng mức tồn quỹ (bao gồm cả trường hợp tăng vượt mức tồn quỹ tối đa), tổ chức kinh tế phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải bán toàn bộ số tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được (ngoài số tiền tồn quỹ được để lại) cho tổ chức tín dụng ủy quyền vào cuối mỗi ngày làm việc.
Trong trường hợp địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cách xa tổ chức tín dụng ủy quyền, đi lại khó khăn thì tổ chức tín dụng ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế để thỏa thuận với tổ chức kinh tế về thời hạn bán số tiền mặt mua được nhưng tối đa không quá 07 ngày làm việc.
Đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải thực hiện chế độ báo cáo với Ngân hàng nhà nước trong thời gian nào?
Thời hạn để đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới thực hiện chế độ báo cáo với Ngân hàng nhà nước được quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2023/TT-NHNN như sau:
Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, trước ngày 01 của tháng đầu quý tiếp theo, các tổ chức kinh tế làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới nơi đặt đại lý về tình hình đổi tiền của nước có chung biên giới trong quý theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
2. Định kỳ hàng quý, chậm nhất trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới tổng hợp tình hình đổi tiền của nước có chung biên giới trên địa bàn trong quý và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được gửi theo phương thức điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử baocaongoaite@sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, định kỳ hàng quý, trước ngày 01 của tháng đầu quý tiếp theo thì đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải báo cáo bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính) đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới nơi đặt đại lý về tình hình đổi tiền của nước có chung biên giới trong quý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?