Đại lý lữ hành phải treo biển hiệu tại đâu? Đại lý lữ hành treo biển hiệu tại nơi khó nhận biết bị xử lý như thế nào?
Đại lý lữ hành phải treo biển đại lý lữ hành tại đâu?
Căn cứ Điều 43 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của đại lý lữ hành
1. Thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành.
2. Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý; không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
3. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.
4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.
Chiếu theo quy định này, đại lý lữ hành phải treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.
Trách nhiệm của đại lý lữ hành (hình từ Internet)
Đại lý lữ hành treo biển hiệu tại nơi khó nhận biết bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi treo biển đại lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở đại lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh hoặc thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành;
b) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển đại lý lữ hành.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
b) Bán chương trình du lịch không đúng nội dung trong hợp đồng đại lý lữ hành.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thực hiện chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhận bán chương trình du lịch của đại lý lữ hành cho bên giao đại lý không bảo đảm điều kiện theo quy định.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
Theo đó, đại lý lữ hành treo biển hiệu tại nơi khó nhận biết sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý mức xử lý hành chính trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính đại lý lữ hành là tổ chức treo biển hiệu tại nơi khó nhận biết không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt hành chính tối đa đối với đại lý lữ hành là tổ chức treo biển hiệu tại nơi khó nhận biết là 1.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt đại lý lữ hành vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?