Dẫn giải tàu cá vi phạm có những biện pháp nào? Bàn giao vụ việc sau khi dẫn giải tàu cá vi phạm về địa điểm tạm giữ như thế nào?
- Trưởng đoàn tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư quyết định việc dẫn giải tàu cá vi phạm như thế nào?
- Việc dẫn giải tàu cá vi phạm có những biện pháp nào?
- Tổ chức canh giữ tàu cá vi phạm, trả lại tàu cá vi phạm như thế nào?
- Bàn giao vụ việc sau khi dẫn giải tàu cá vi phạm về địa điểm tạm giữ như thế nào?
Trưởng đoàn tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư quyết định việc dẫn giải tàu cá vi phạm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm như sau:
Tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm
Trường hợp tàu cá vi phạm phải tổ chức dẫn giải để xác minh, xử lý hành vi vi phạm hoặc phục vụ hoạt động điều tra, quy trình dẫn giải tàu cá được thực hiện như sau:
1. Trưởng đoàn tuần tra quyết định việc dẫn giải tàu cá vi phạm:
a) Quyết định thành phần, tàu, xuồng Kiểm ngư để dẫn giải;
b) Quyết định biện pháp, đội hình, cự ly dẫn giải;
c) Phân công thành viên quan sát, cảnh giới và giám sát trong suốt quá trình dẫn giải;
d) Thông báo lý do dẫn giải, vị trí, tọa độ tàu cá được dẫn giải đến cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá vi phạm;
đ) Yêu cầu thuyền trưởng và các thành viên khác trên tàu cá vi phạm chấp hành việc dẫn giải tàu cá về địa điểm đã được thông báo;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, tang vật, tàu cá vi phạm trong quá trình dẫn giải;
g) Giữ thông tin liên lạc, kịp thời báo cáo với cấp trên các tình huống phát sinh.
...
Như vậy, trường hợp tàu cá vi phạm phải tổ chức dẫn giải để xác minh, xử lý hành vi vi phạm hoặc phục vụ hoạt động điều tra, quy trình dẫn giải tàu cá được thực hiện như sau:
Trưởng đoàn tuần tra quyết định việc dẫn giải tàu cá vi phạm như sau:
- Quyết định thành phần, tàu, xuồng Kiểm ngư để dẫn giải;
- Quyết định biện pháp, đội hình, cự ly dẫn giải;
- Phân công thành viên quan sát, cảnh giới và giám sát trong suốt quá trình dẫn giải;
- Thông báo lý do dẫn giải, vị trí, tọa độ tàu cá được dẫn giải đến cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu cá vi phạm;
- Yêu cầu thuyền trưởng và các thành viên khác trên tàu cá vi phạm chấp hành việc dẫn giải tàu cá về địa điểm đã được thông báo;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, tang vật, tàu cá vi phạm trong quá trình dẫn giải;
- Giữ thông tin liên lạc, kịp thời báo cáo với cấp trên các tình huống phát sinh.
Dẫn giải tàu cá vi phạm (Hình từ Internet)
Việc dẫn giải tàu cá vi phạm có những biện pháp nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm như sau:
Tổ chức dẫn giải tàu cá vi phạm
...
2. Các biện pháp dẫn giải tàu cá vi phạm
a) Thuyền trưởng tàu cá tự đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra;
b) Sử dụng phương tiện tuần tra để đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra.
Theo quy định trên, có các biện pháp dẫn giải tàu cá vi phạm sau:
- Thuyền trưởng tàu cá tự đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra;
- Sử dụng phương tiện tuần tra để đưa tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm theo thông báo của đoàn tuần tra.
Tổ chức canh giữ tàu cá vi phạm, trả lại tàu cá vi phạm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc canh giữ tàu cá vi phạm, trả lại tàu cá vi phạm như sau:
Canh giữ tàu cá vi phạm, trả lại tàu cá vi phạm
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 có trách nhiệm:
1. Tổ chức canh giữ bảo đảm an toàn về người, tang vật, tàu cá vi phạm trong quá trình xử lý vụ việc đối với vụ việc vi phạm có tiến hành tạm giữ tang vật, tàu cá theo quy định.
2. Tổ chức trả lại tang vật, tàu cá vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 có trách nhiệm:
- Tổ chức canh giữ bảo đảm an toàn về người, tang vật, tàu cá vi phạm trong quá trình xử lý vụ việc đối với vụ việc vi phạm có tiến hành tạm giữ tang vật, tàu cá theo quy định.
- Tổ chức trả lại tang vật, tàu cá vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Bàn giao vụ việc sau khi dẫn giải tàu cá vi phạm về địa điểm tạm giữ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc bàn giao vụ việc cho cơ quan khác xử lý như sau:
Bàn giao vụ việc cho cơ quan khác xử lý
1. Đối với vụ việc không thuộc thẩm quyền xử lý, sau khi dẫn giải tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm tạm giữ, Trưởng đoàn tuần tra phải tiến hành bàn giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Việc bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và đại diện của các bên liên quan ký vào biên bản bàn giao theo quy định.
Như vậy, đối với vụ việc không thuộc thẩm quyền xử lý, sau khi dẫn giải tàu cá vi phạm về vị trí, địa điểm tạm giữ, Trưởng đoàn tuần tra phải tiến hành bàn giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và đại diện của các bên liên quan ký vào biên bản bàn giao theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?