Dân quân tự vệ lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì bị xử lý như thế nào?
- Dân quân tự vệ lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì bị xử lý như thế nào?
- Trình tự xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ tự lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp thực hiện ra sao?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ tự lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp là trong bao lâu?
Dân quân tự vệ lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì bị xử lý như thế nào?
Dân quân tự vệ (Hình từ internet)
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định về chống mệnh lệnh như sau:
Chống mệnh lệnh
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật cảnh cáo hoặc giáng chức.
2. Chống mệnh lệnh một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
a) Giữ chức vụ chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu;
d) Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm.
Như vậy, trường hợp Dân quân tự vệ lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì sẽ bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Trình tự xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ tự lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp thực hiện ra sao?
Theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi chống mệnh lệnh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì người chỉ huy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập hợp chỉ huy, cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
3. Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì chỉ huy đơn vị quản lý người bị xử lý cử người, phương tiện đưa người và hồ sơ có liên quan bàn giao cho ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm cư trú (trừ trường hợp bị tòa án tuyên án phạt tù).
4. Trường hợp thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ mà vi phạm kỷ luật trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì địa phương, cơ quan, đơn vị đã quản lý Dân quân tự vệ tiến hành xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, căn cứ trên quy định trường hợp Dân quân tự vệ tự lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì người chỉ huy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ tự lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp là trong bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ thời điểm vi phạm kỷ luật đến khi bị phát hiện vi phạm đó; hết thời hạn này thì không xem xét xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
b) Không áp dụng thời hiệu đối với hành vi: Vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ; vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và Dân quân tự vệ là đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
....
Theo đó, trường hợp Dân quân tự vệ lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp giao cho thì sẽ bị xử lý kỷ luật với thời hiệu mà luật quy định là 24 tháng.
Lưu ý:
+ Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.
+ Không áp dụng thời hiệu đối với hành vi:
++ Vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
++ Vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
++ Vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
++ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và Dân quân tự vệ là đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?