Dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% trên xe buýt cần lưu ý gì về diện tích cho phép để tránh bị xử phạt?
- Quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% cần phải đảm bảo những thông tin gì?
- Quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% mà không đưa ra lời khuyến cáo cho người tiêu dùng sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% trên xe buýt cần lưu ý gì về diện tích cho phép để tránh bị xử phạt?
- Dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% có độ che phủ vượt quá diện tích cho phép trên xe buýt sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% cần phải đảm bảo những thông tin gì?
Theo Điều 6 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế như sau:
1. Nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
2. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có các nội dung sau đây:
a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Tính năng, công dụng của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
d) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong danh mục hạn chế sử dụng”.
3. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.
Quảng cáo nước rửa tay
Quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% mà không đưa ra lời khuyến cáo cho người tiêu dùng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 53 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Quảng cáo đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng theo nội dung giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Tính năng, công dụng;
d) Lời khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong Danh mục hạn chế sử dụng”.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hoặc phát hành quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Do đó, quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% mà không đưa ra lời khuyến cáo cho người tiêu dùng sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
Dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% trên xe buýt cần lưu ý gì về diện tích cho phép để tránh bị xử phạt?
Theo khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 có quy định:
1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Như vậy, theo quy định trên thì Anh/Chị không được dán sản phẩm quảng cáo vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của xe tải.
Dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% có độ che phủ vượt quá diện tích cho phép trên xe buýt sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, dán quảng cáo nước rửa tay diệt khuẩn 99% có độ che phủ vượt quá diện tích cho phép trên xe buýt sẽ bị xử phạt từ 2 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?