Đang hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp mà có việc làm thì có được bảo lưu thời gian chưa hưởng hay không?
- Đang hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp mà có việc làm thì có được bảo lưu thời gian chưa hưởng hay không?
- Người đóng 22 tháng bảo hiểm thất nghiệp hưởng được 2 tháng trợ cấp khi có việc làm có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp hay không?
- Trường hợp có việc làm mà không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tiếp tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bị xử phạt thế nào?
Đang hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp mà có việc làm thì có được bảo lưu thời gian chưa hưởng hay không?
Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
...
b) Có việc làm (…)
...
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó thì người lao động đang hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp mà có việc làm nếu còn dư thời gian chưa được hưởng thì được bảo lưu thời gian đó cho lần hưởng tiếp theo.
Đang hưởng trợ cấp theo bảo hiểm thất nghiệp mà có việc làm thì có được bảo lưu thời gian chưa hưởng hay không?
Người đóng 22 tháng bảo hiểm thất nghiệp hưởng được 2 tháng trợ cấp khi có việc làm có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì đóng 22 tháng bảo hiểm thất nghiệp thì được hưởng 3 tháng trợ cấp. Vậy bạn mới hưởng được 2 tháng thì theo bình thường có thể hiểu 1 tháng trợ cấp.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp"
Như vậy:
Trường hợp người lao động có việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng trợ cấp của người lao động sẽ được bảo lưu thời gian chưa hưởng.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp được 22 tháng và có quyết định hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, bạn nhận được 2 tháng thì có việc làm.
Theo nguyên tắc mỗi tháng hưởng trợ cấp tương đương 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian bảo lưu của bạn là: 22 tháng – 24 tháng.
Vì vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bạn đã hưởng hết trợ cấp thất nghiệp nên không còn thời gian được bảo lưu. Trung tâm dịch vụ việc làm trả lời bạn là không được bảo lưu 01 tháng chưa hưởng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có việc làm mà không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tiếp tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bị xử phạt thế nào?
Có việc làm khi đang hưởng trợ cấp mà không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?