Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài để làm gì? Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài có bắt buộc không?
Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài để làm gì? Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài có bắt buộc không?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 02/2011/TT-BNG hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Nội dung, mục đích của việc đăng ký công dân
1. Đăng ký công dân là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) ghi vào Sổ đăng ký công dân các chi tiết nhân thân của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
2. Việc đăng ký công dân nhằm giúp các Cơ quan đại diện thực hiện chức năng bảo hộ công dân và các chức năng lãnh sự khác đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phục vụ công tác tổng hợp, thống kê về công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Việc đăng ký công dân nhằm giúp các cơ quan đại diện thực hiện chức năng bảo hộ công dân và các chức năng lãnh sự khác đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phục vụ công tác tổng hợp, thống kê về công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Điều 2 Thông tư 02/2011/TT-BNG quy định về đối tượng đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Đối tượng đăng ký công dân
Đối tượng đăng ký công dân bao gồm:
1. Người có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
2. Người không có một trong những loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này nhưng có một trong những loại giấy tờ chứng minh họ có quốc tịch Việt Nam.
Như vậy đối tượng đăng ký công dân là người có hộ chiếu Việt Nam hoặc một trong những loại giấy tờ chứng minh họ có quốc tịch Việt Nam.
Không có quy định nào bắt buộc việc phải đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhưng việc này giúp cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ công dân của mình nên nếu được thì mình cứ đăng ký.
Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài để làm gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 02/2011/TT-BNG quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký công dân
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký công dân bao gồm:
1. Cơ quan đại diện ở nước nơi người đề nghị đăng ký công dân đang cư trú hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó.
2. Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất cho người đề nghị đăng ký công dân, nếu ở nước người đó cư trú không có Cơ quan đại diện.
Trường hợp chị ở Mỹ thì có thể đến đến Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C để đăng ký công dân.
Đại sứ quán Việt Nam tọa lạc tại địa chỉ: 1233 20th St NW, Ste 400, Washington, DC 20036.
Số điện thoại: 202-861-0737.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký công dân bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 02/2011/TT-BNG quy định như sau:
Thủ tục đăng ký công dân
1. Người đề nghị đăng ký công dân nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- 01 Phiếu đăng ký công dân được khai đầy đủ (có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện);
- 01 bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam đối với trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
- 01 bản chụp giấy tờ tùy thân và 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký công dân được nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong Phiếu đăng ký công dân với các giấy tờ khác trong hồ sơ, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp người đề nghị đăng ký công dân không có một trong những loại giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc cần phải kiểm tra, xác minh tính xác thực của giấy tờ này, Cơ quan đại diện hướng dẫn đương sự làm thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo các quy định của pháp luật về quốc tịch. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.
Như vậy, người đề nghị đăng ký công dân nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- 01 Phiếu đăng ký công dân được khai đầy đủ (có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện);
- 01 bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam đối với trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2011/TT-BNG;
- 01 bản chụp giấy tờ tùy thân và 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2011/TT-BNG.
- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.
Hồ sơ đề nghị đăng ký công dân có thể được nộp trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc gửi qua đường bưu điện.
Ngoài ra, nếu có thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân thì có thể thực hiện cập nhật thông tin đăng ký công dân theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2011/TT-BNG.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?