Đăng ký khai sinh cho con mang họ cha khi không đăng ký kết hôn theo pháp luật quy định như thế nào?
Giấy khai sinh theo quy định pháp luật
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Thủ tục đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục đăng ký khai sinh gồm những nội dung sau:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai theo mẫu quy định
+ Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh
- Giấy tờ phải xuất trình đăng ký hộ tịch:
+ Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em.
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Căn cứ Điều 5 Luật Hộ tịch 2014, việc đăng ký khai sinh được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định: "Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp (điểm c, khoản 2, Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e, khoản 3, Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC)."
Đăng ký khai sinh là trách nhiệm của ai?
Tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Đăng ký khai sinh cho con
Đăng ký khai sinh cho con mang họ cha khi không đăng ký kết hôn theo pháp luật quy định như thế nào?
Được khai sinh là quyền của đứa bé, việc hai người sống chung mà không đăng ký kết hôn thì không làm hạn chế quyền này của đứa bé. Tuy nhiên, thủ tục để khai sinh sẽ phức tạp hơn.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có thể bị phạt.
Việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ, trường hợp thủ tục đăng ký anh có thể tham khảo cụ thể tại Điều 14, 15, Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và anh có thể liên hệ trực tiếp Ủy ban nhân dân (UBND) xã để được hướng dẫn cụ thể hơn thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
Tuy nhiên, vì hai người không đăng ký kết hôn mà muốn con mang họ cha thì còn phải làm thêm một thủ tục đồng thời với thủ tục khai sinh là thủ tục nhận cha - con. Vì khi khai sinh cho con thì phải nộp kèm theo Giấy đăng ký kết hôn, nhưng vì mình không có thì mình phải làm thêm thủ tục nhận cha - con thì mới thể hiện được thông tin cha trên giấy khai sinh.
Thủ tục này sẽ thực hiện đồng thời với thủ tục khai sinh, theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014. Anh phải có một trong những chứng cứ chứng minh quan hệ cha - con kèm theo khi làm thủ tục. Cụ thể tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?