Đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại thực hiện theo thủ tục thế nào? Mẫu đơn đăng ký sửa đổi được quy định ra sao?
Đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại thực hiện theo thủ tục thế nào?
Tại Điều 30 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
1. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sửa đổi, bổ sung sau:
a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
4. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy khi sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại đã đăng ký thì thương nhân tổ chức triển lãm phải phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức.
Hồ sơ đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc triển lãm thương mại theo một trong các hình thức sau:
- Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức riển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức triển lãm thương mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại thực hiện theo thủ tục thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại được quy định ra sao?
Cũng theo quy định tại Điều 30 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về mẫu đơn đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại: Tải về.
Cơ quan nhà nước yêu cầu thương nhân chấm dứt hoạt động triển lãm thương mại khi nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
1. Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hội chợ, triển lãm thương mại nếu bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Việc yêu cầu thương nhân chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thương nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 131, Khoản 3 Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại.
2. Việc chấm dứt thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại phải được thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại công bố công khai và phải đảm bảo quyền lợi của các thương nhân đã tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đó.
Việc yêu cầu thương nhân chấm dứt hoạt động triển lãm thương mại chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thương nhân có hành vi vi phạm các quy định sau:
- Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện.
- Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.
- Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
- Hàng hoá, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
+ Vi phạm về hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật
+ Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
+ Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.
- Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật Thương mại hiện hành, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
- Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
-Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
- Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại; đối với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Thương mại 2005.
- Hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
- Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại khoản 2 Điều 134 Luật Thương mại 2005 phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành nhập khẩu đối với hàng hóa đó.
- Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 137 Luật Thương mại 2005.
- Việc bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
- Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được bán, tặng, cung ứng ở nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?